Cán bộ, nhân viên Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần gương mẫu, chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật
Công bố thông tin DNTV

Góc nhìn về vị trí hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, 21/06/2016 15:25 GMT
VỊ TRÍ HIỆN TẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    Trong khoảng hai thập kỷ qua, rất nhiều các nghiên cứu về Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ ra rằng TP.HCM có những điểm sáng nhìn trên bình diện quốc tế như: khả năng cải tạo hệ thống kênh rạch gắn với chương trình chỉnh trang đô thị; hay cấu trúc đô thị hài hòa mà ở đó các hộ gia đình với các mức thu nhập khác nhau cùng chung sống với rất ít nhà lụp xụp (thuật ngữ so sánh quốc tế gọi là nhà ổ chuột). Tuy nhiên, cho dù tiềm năng rất lớn, nhưng đến nay TP.HCM vẫn chưa thể phát triển như kỳ vọng và khoảng cách với các thành phố khác trong khu vực nói riêng, trên thế giới nói chung còn rất lớn. Vì vậy, ý tưởng thực hiện một phân tích tổng thể về vị trí cũng như sức cạnh tranh của TP.HCM trên cơ sở so sánh với các thành phố khác nhằm tìm ra các khả năng và cách thức cải thiện cho TP.HCM đã dần định hình.

    Với sự tài trợ của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), nhóm các nhà nghiên cứu(bao gồm: ông Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Thành, Huỳnh Trung Dũng) của chương trình kinh tế Fullbright đã thực hiện đề tài: “Đánh giá sức cạnh tranh của thành phố Hồ Chí Minh và gợi ý định hướng chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2045”.

    Với những kết quả phân tích dựa trên bối cảnh trong nước từ khía cạnh trung tâm kinh tế và thương mại (theo các tiêu chí GDP, kim ngạch xuất khẩu và thị trường lao động…) thì TP.HCM giữ vị trí số 1 từ trước đến nay (Hình 1). Với những lợi thế và vị trí hiện nay, khả năng một địa phương nào đó có thể vượt qua TPHCM để trở thành dẫn đầu trong một vài thập kỷ tới là không cao.

Hình 1: Lực lượng lao động, GDP và xuất khẩu của các địa phương năm 2011

Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ số liệu của các địa phương

    Giống như nhiều thành phố đang phát triển khác, những bất cập, trục trặc trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị là không thể tránh khỏi. Kết cấu hạ tầng vốn đã yếu kém, ngày càng quá tải, bất cập gây bức xúc cho nhân dân, cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân; quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển và còn nhiều yếu kém. Tuy nhiên, Thành phố cũng có những điểm sáng, điển hình nhất là việc cải tạo thành công hệ thống kênh rạch (nổi bật là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) nằm trong chương trình chỉnh trang đô thị trong hơn hai thập kỷ qua. Sự thành công của việc cải tạo hệ thống kênh rạch kết hợp với chỉnh trang đô thị đã giúp cải tạo đáng kể môi trường sống cũng như hình ảnh của Thành phố. Kết quả này cộng với việc ứng phó với giao thông bằng giải pháp cầu vượt cũng như những giải pháp sáng tạo nhằm tháo gỡ khó khăn trong suốt những năm vừa qua cho thấy khả năng ứng phó và giải quyết vấn đề của Thành phố là thực chất.
 
    Hiện tại, TP.HCM là một đô thị khá hài hòa với những hộ gia đình ở các mức thu nhập khác nhau cùng sống với nhau về mặt không gian. Tình trạng phân cực và quá trình tái phát triển mà ở đó người giàu chiếm chỗ và đẩy người nghèo ra những nơi bất lợi hơn không quá nghiêm trọng.
 
    Tuy nhiên, nhìn ra bên ngoài và ở góc độ phát triển hướng tới một đô thị thịnh vượng được thể hiện qua hai tiêu chí là cạnh tranh (competitiveness) và đáng sống (livability), cho dù về vị trí địa lý, quy mô dân số và diện tích cũng như lịch sử hình thành không có nhiều khác biệt, nhưng TPHCM có vị trí rất thấp (thấp nhất so với 12 thành phố trong khu vực – nhóm có thể xem là đối thủ cạnh tranh hay mục tiêu hướng đến của TPHCM)..
 
Hình 2: Xếp hạng cạnh tranh của một số thành phố

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của các nhóm nghiên cứu

Nguồn: CLB Sức Trẻ HFIC tổng hợp .


KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN